BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUYỂN ĐỔI SỐ DOANH NGHIỆP

Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp bao gồm 02 bộ chỉ số thành phần:

(1) Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa.

(2) Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn.

Cụ thể bộ chỉ số như sau:

A. Bộ chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

I. Giới thiệu chung

1. Bộ chỉ số

“Bộ chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” là một bộ các tiêu chí chung, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đánh giá toàn diện mức độ chuyển đổi số theo 07 trụ cột (khía cạnh) chính gồm:

A screenshot of a computer

Description automatically generated

2. Đối tượng và mục đích áp dụng

Đối tượng tham gia đánh giá: lãnh đạo các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Mục đích:

- Giúp tự đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp mình.

- Xem xét đề xuất các chính sách hỗ trợ phù hợp với năng lực tiếp nhận của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Điều 11, Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

3. Thang đo xếp hạng

Dựa vào phản hồi của người tham gia đánh giá, mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp nhỏ và vừa được cụ thể hóa theo các cấp độ như sau:

- Cơ bản: Doanh nghiệp chưa ban hành mục tiêu cụ thể về chuyển đổi số, chưa triển khai bất kỳ giải pháp chuyển đổi số nào hoặc có thể đã thực hiện các giải pháp cơ bản số hóa một vài quy trình nội bộ hoặc một vài sản phẩm và dịch vụ.

- Đang phát triển: Mục tiêu chuyển đổi số của doanh nghiệp đã được xây dựng và ban hành. Bên cạnh đó, một số cá nhân/ bộ phận quản lý trong doanh nghiệp đã nhận thức được vai trò chuyển đổi số.

- Phát triển: Chuyển đổi số là một phần không thể thiếu trong chiến lược của doanh nghiệp. Các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch triển khai chuyển đổi số đã được hình thành, nhưng việc đo lường và quản lý công tác thực hiện vẫn còn nhiều thách thức, chưa thật sự hiệu quả.

- Nâng cao: Chuyển đổi số được tích hợp trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên việc mở rộng quy mô và triển khai thành công ở nhiều bộ phận vẫn còn gặp khó khăn.

- Dẫn đầu: Doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực đổi mới, dẫn đầu về hoạt động chuyển đổi số của ngành và hướng tới trở thành doanh nghiệp số. Doanh nghiệp không ngừng đổi mới và phát triển thông qua việc nghiên cứu các mô hình kinh doanh và quản trị mới.

4. Công thức tính điểm đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Điểm sẵn sàng của mỗi trụ cột bằng giá trị trung bình của tổng giá trị các điểm số thành phần tương ứng với câu trả lời thuộc trụ cột đó. Điểm sẵn sàng của doanh nghiệp được tính theo công thức sau đây:

A math equation with black letters

Description automatically generated with medium confidence

Trong đó:

  - R là mức độ sẵn sàng của toàn tổ chức

  - A, B, …G là điểm sẵn sàng của mỗi trụ cột

  - a, b, … g là trọng số của mỗi trụ cột (Trọng số sẽ được áp dụng trên Cổng thông tin dbi.gov.vn theo từng thời điểm khác nhau)

II. Chi tiết bộ chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

1. Trụ cột Định hướng chiến lược

Trụ cột Định hướng chiến lược gồm 4 tiêu chí thành phần.

2. Trụ cột Trải nghiệm khách hàng và bán hàng đa kênh

Trụ cột Trải nghiệm khách hàng và bán hàng đa kênh có 5 tiêu chí thành phần.

3. Trụ cột Chuỗi cung ứng

Trụ cột Chuỗi cung ứng có 7 tiêu chí thành phần.

4. Trụ cột Nghiệp vụ quản lý tài chính, kế toán, kế hoạch, pháp lý và nhân sự

Trụ cột Nghiệp vụ quản lý tài chính, kế toán, kế hoạch, pháp lý và nhân sự có 3 tiêu chí thành phần.

5. Trụ cột Hệ thống thông tin và quản trị dữ liệu

Trụ cột Hệ thống thông tin và quản trị dữ liệu có 5 tiêu chí thành phần.

6. Trụ cột Quản lý rủi ro và an toàn thông tin mạng

Trụ cột Quản lý rủi ro và an toàn thông tin mạng có 4 tiêu chí thành phần.

7. Trụ cột Con người và tổ chức

Trụ cột Con người và tổ chức có 6 tiêu chí thành phần.

B. Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp lớn

I. Giới thiệu chung

Điểm neo1. Bộ chỉ số

Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp lớn là bộ các tiêu chí đánh giá nâng cao để các doanh nghiệp tự thực hiện hoặc thông qua tư vấn viên thuộc Mạng lưới tư vấn viên được công nhận giữa hai Bộ thực hiện đánh giá. Các tiêu chí được xây dựng ở mức độ nâng cao, bám sát vào các hoạt động của doanh nghiệp lớn, có tính hệ thống để đánh giá mức độ chuyển đổi số.

Cấu trúc Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn được chia thành 06 trụ cột (Dimension) gồm:

(1) Khách hàng: gồm 04 nhóm tiêu chí, 25 tiêu chí thành phần;

(2) Chiến lược: gồm 06 nhóm tiêu chí, 24 tiêu chí thành phần;

(3) Công nghệ: gồm 05 nhóm tiêu chí, 29 tiêu chí thành phần;

(4) Vận hành: gồm 04 nhóm tiêu chí, 22 tiêu chí thành phần;

(5) Văn hóa: gồm 03 nhóm tiêu chí, 22 tiêu chí thành phần;

(6) Dữ liệu: gồm 03 nhóm tiêu chí, 18 tiêu chí thành phần.

2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng cho các doanh nghiệp lớn, hợp tác xã quy mô thành viên hoặc quy mô tổng nguồn vốn lớn.

Khuyến khích các doanh nghiệp quy mô vừa có thể sử dụng Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn để đánh giá từ đó có cái nhìn sâu hơn hơn để thực hiện chuyển đổi số, hướng tới việc trở thành doanh nghiệp lớn.

Các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác có thể tham khảo sử dụng Bộ chỉ số DBI để đánh giá xác định mức độ chuyển đổi số của mình. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức căn cứ vào đặc thù của mình để điều chỉnh hệ số đánh giá cho phù hợp.

3. Thang đo xếp hạng

Dựa vào tổng điểm đánh giá, các mức độ chuyển đổi số được phiên ra các mức (Level) như sau:

- Mức 1 – Khởi động: Doanh nghiệp chưa thực hiện chuyển đổi số, hoặc có thực hiện ở mức độ sự vụ, chưa có quy trình, định hướng, hoặc đã có định hướng nhưng tỷ lệ chuyển đổi trên phạm vi doanh nghiệp nhỏ hơn 25%.

- Mức 2 – Bắt đầu: Doanh nghiệp đã nhận thức được sự quan trọng của chuyển đổi số theo các trụ cột và bắt đầu có các hoạt động chuyển đổi số doanh nghiệp trong từng trụ cột của chuyển đổi số. Tỷ lệ chuyển đổi trên phạm vi doanh nghiệp trong khoảng từ 25% đến dưới 50%. Chuyển đổi số bắt đầu đem lại lợi ích trong hoạt động của doanh nghiệp cũng như trải nghiệm của khách hàng;

- Mức 3 – Hình thành: Việc chuyển đổi số doanh nghiệp đã cơ bản được hình thành theo các trụ cột ở các bộ phận, đem lại lợi ích và hiệu quả thiết thực cho các hoạt động của doanh nghiệp cũng như trải nghiệm của khách hàng. Tỷ lệ chuyển đổi trên phạm vi doanh nghiệp trong khoảng từ 50% đến dưới 75%. Doanh nghiệp đạt chuyển đổi số mức 3 là bắt đầu hình thành doanh nghiệp số.

- Mức 4 – Nâng cao: Chuyển đổi số của doanh nghiệp được nâng cao một bước. Nền tảng số, công nghệ số, dữ liệu số giúp tối ưu nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và trải nghiệm khách hàng, tỷ lệ chuyển đổi trên phạm vi doanh nghiệp trong khoảng từ 75% đến dưới 100%. Doanh nghiệp đạt chuyển đổi số mức 4 cơ bản trở thành doanh nghiệp số, với một số mô thức kinh doanh chính dựa trên nền tảng số và dữ liệu số.

- Mức 5 – Dẫn dắt: Chuyển đổi số doanh nghiệp đạt mức độ hoàn thiện, doanh nghiệp thực sự trở thành doanh nghiệp số với hầu hết phương thức kinh doanh, mô hình kinh doanh chủ yếu dựa trên và được dẫn dắt bởi nền tảng số và dữ liệu số, tỷ lệ chuyển đổi trên phạm vi doanh nghiệp là 100%. Doanh nghiệp có khả năng dẫn dắt chuyển đổi số, tạo lập hệ sinh thái doanh nghiệp số vệ tinh.

4. Nguyên tắc và cách tính điểm chuyển đổi số

a) Nguyên tắc tính điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp

- Mỗi bộ phận, đơn vị chức năng sẽ lựa chọn các tiêu chí đánh giá phù hợp với chức năng nhiệm vụ của bộ phận, đơn vị chức năng đó. Nếu bộ phận, đơn vị chức năng không có chức năng nhiệm vụ liên quan đến tiêu chí nào thì bỏ qua không đánh giá tiêu chí đó (không tính vào điểm bình quân).

- Tính điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc từ dưới lên theo thứ tự: từ điểm tiêu chí đến điểm nhóm tiêu chí rồi đến điểm trụ cột; từ đó tính điểm của bộ phận, đơn vị chức năng; tính điểm tổng thể doanh nghiệp. Phương pháp trung bình cộng được áp dụng dựa trên điểm chấm của các tiêu chí để xác định điểm của nhóm tiêu chí, điểm các trụ cột, điểm các bộ phận, đơn vị chức năng và điểm tổng thể của doanh nghiệp. Cụ thể cách tính điểm như bảng dưới đây:

b) Nguyên tắc tính điểm đối với loại hình nhóm công ty (tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty hoạt động theo mô hinh công ty mẹ, công ty con)

- Đối với loại hình nhóm công ty như tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác đánh giá dựa trên nguyên tắc:

+ Đánh giá và tính điểm của từng công ty con, công ty thành viên trước làm cơ sở để đánh giá và tính điểm tổng hợp của nhóm công ty tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty mẹ.

+ Điểm tổng hợp của nhóm công ty tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty mẹ được tính theo công thức bình quân gia quyền, với trọng số chính là tỷ lệ sở hữu của tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty mẹ đối với mỗi công ty con, công ty thành viên.

A black text on a white background

Description automatically generated

Trong đó: xi là điểm chuyển đổi số của công ty con, công ty thành viên thứ i; wi là trọng số bình quân gia quyền, chính là tỷ lệ sở hữu của Tổng công ty, công ty mẹ đối với công ty con, công ty thành viên thứ i tương ứng.

II. Chi tiết bộ chỉ số đánh giácho doanh nghiệp lớn

1. Trụ cột Khách hàng

Trụ cột Khách hàng đánh giá mức độ trưởng thành về quản trị trải nghiệm khách hàng làm căn cứ xây dựng, xác định chiến lược, tầm nhìn về trải nghiệm cũng như các hành động nhằm thúc đẩy gia tăng trải nghiệm, gắn kết với khách hàng trên toàn bộ hành trình số hoặc hợp nhất hành trình O2O (Online to Offline) trong toàn bộ vòng đời của khách hàng.

Trụ cột Khách hàng gồm 04 nhóm tiêu chí, được chia thành 25 tiêu chí thành phần.

2. Trụ cột Chiến lược

Trụ cột Chiến lược đề cập đến xây dựng và quản trị các hoạt động thúc đẩy cho Chiến lược chuyển đổi số của doanh nghiệp bao gồm các hoạt động nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các hệ sinh thái chiến lược, quản lý đổi mới danh mục sản phẩm dịch vụ, xây dựng và định vị đồng bộ với chiến lược tiếp thị thương hiệu số.

Trụ cột Chiến lược số bao gồm 06 nhóm tiêu chí, được chia thành 24 tiêu chí thành phần.

3. Trụ cột Công nghệ

Trụ cột Công nghệ đánh giá mức độ trưởng thành trong việc quản trị, khai thác, áp dụng các nền tảng, công nghệ và công cụ mới vào hoạt động một cách an toàn trên cả môi trường số và môi trường vật lý.

Trụ cột Công nghệ bao gồm 05 nhóm tiêu chí, được chia thành 29 tiêu chí thành phần.

4. Trụ cột Vận hành

Trụ cột Vận hành đánh giá mức độ sẵn sàng, linh hoạt trong vận hành của doanh nghiệp, áp dụng các phương pháp đổi mới trong hoạt động xây dựng, phát triển, vận hành cải tiến dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng, kỳ vọng của các bên một cách hiệu quả.

Trụ cột Vận hành bao gồm 04 nhóm tiêu chí, được chia thành 29 tiêu chí thành phần.

5. Trụ cột Văn hóa

Trụ cột Văn hóa đánh giá mức độ trưởng thành về văn hóa số trong doanh nghiệp, là tiền đề thúc đẩy thay đổi văn hóa hành vi từ lãnh đạo xuống đến cấp nhân viên thực thi. Trụ cột này giúp doanh nghiệp xây dựng các chương trình và hành động thúc đẩy chuyển đổi lực lượng lao động số và văn hóa số, là một trong những trụ cột quan trọng nhất hỗ trợ cho chiến lược chuyển đổi số của doanh nghiệp phát triển bền vững và thành công.

Trụ cột Văn hóa bao gồm 03 nhóm tiêu chí, được chia thành 22 tiêu chí thành phần.

6. Trụ cột Dữ liệu

Trụ cột Dữ liệu đánh giá mức độ trưởng thành về năng lực xây dựng, quản trị và khai thác các giá trị từ Dữ liệu, là căn cứ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động và triển khai trong thực tế để khai thác dữ liệu một cách an toàn, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật và sự cho phép của người dùng.

Trụ cột Dữ liệu bao gồm 03 nhóm tiêu chí, được chia thành 18 tiêu chí thành phần.